Theo thông tin đang lan truyền trong giới làm dịch vụ bẻ khóa iCloud, hiện nay tại nước ngoài đang xuất hiện công nghệ có tên “Auto Relock iCloud” có khả năng khóa tài khoản iCloud của một chiếc iPhone, iPad bất kỳ chỉ thông qua dải số IMEI (chữ viết tắt của International Mobile Equipment Identity - mã số nhận dạng quốc tế của thiết bị di động) mà đối tượng khóa không cần phải tiếp xúc hay thao tác trên máy.
Thậm chí, việc khóa iCloud có thể thực hiện kể cả máy đang Off (chưa cài đặt, chưa kích hoạt tìm kiếm iPhone trên iCloud), hay đang On (đã cài đặt, đã kích hoạt tìm kiếm iPhone trên iCloud).
Lỗ hổng này mới được phát hiện trên thế giới trong thời gian gần đây. Nhận định ban đầu của giới bảo mật, làm dịch vụ liên quan đến iCloud trong nước cho thấy, lỗ hổng nói trên xuất phát từ động thái chỉnh sửa, thay đổi trên trang iforgot.apple.com và icloud.com của hãng Apple.
Đánh giá của giới bảo mật iCloud nước ngoài cho thấy, lỗ hổng này của Apple được cho là rất nghiêm trọng, chưa có tiền lệ và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hàng triệu người dùng sản phẩm của Apple trên giới nếu bị kẻ xấu đưa vào tầm ngắm nhằm tống tiền, “chuộc” lại tài khoản iCloud của iPhone, iPad.
Qua trao đổi với ICTnews, anh Nguyễn Công Thành, chuyên gia về xử lý iCloud tại Hà Nội cho hay: ngay khi được nghe thông tin về lỗ hổng bảo mật của Apple tại nước ngoài, anh đã tiến hành tìm hiểu và thử nghiệm trên chính những chiếc iPhone đang hoạt động tại Việt Nam. Kết quả, một chiếc iPhone bất kỳ (iPhone 5S, iPhone 6, 6S…) đều có thể bị khóa từ xa thông qua số IMEI như thông tin đang lan truyền.
" alt=""/>iPhone có thể bị khóa từ xa do để lộ số IMEI?Chứng kiến Samsung mở bán chính thức mẫu phablet Galaxy Note 7 một cách rầm rộ, một trong số các đối thủ của đại gia di động Hàn Quốc đã cảm thấy phật lòng. Dòng trạng thái mới nhất của Motorola trên Twitter đã phản ánh rõ điều này: "Ở thiên hà nào mà việc ăn trộm các tính năng hấp dẫn của đối thủ lại được coi là chuyện bình thường?"
Với việc sử dụng cụm từ "thiên hà" trong thông điệp đầy ẩn ý này, giới thạo tin cho rằng Motorola đang muốn ám chỉ Samsung Galaxy. Và như để đề phòng ai đó không hiểu mình muốn nói gì, Motorola đã thêm vào hashtag #TheOriginalAlwaysOnDisplay để giải thích rằng, "tính năng hấp dẫn bị ăn trộm" mà họ nói đến chính là "Màn hình luôn bật - Always on".
![]() |
Motorola đã công khai đá xéo Samsung ăn trộm tính năng của mình |
Liệu lời cáo buộc của Motorola có chính xác hay không? Ranh giới giữa việc sao chép với vay mượn ý tưởng, hoặc đơn giản là tìm thấy cảm hứng là rất mong manh. Suy cho cùng, mẫu smartphone LG G5 cũng có một tính năng tương tự như vậy.
Con dế của Samsung thực sự sở hữu màn hình luôn bật, nhưng bạn phải mở khóa nó nếu muốn xem nhanh các thông báo mới. Trong khi đó, phiên bản của Motorola đôi lúc vẫn tắt màn hình, nhưng mỗi khi có một thông báo đến, màn hình sẽ sáng lên để bạn biết. Bạn cũng có thể vẫy tay phía trước màn hình để kích hoạt điện thoại.
Nghe thì có vẻ không giống nhau lắm, nhưng Motorola vẫn cảm thấy rất bức xúc về điều này. Mọi chuyện nhanh chóng nóng lên khi người dùng bắt đầu bình luận bên dưới dòng trạng thái. Một số người chỉ ra rằng những con dế Nokia đời cổ như 808 PureView thực ra đã có tính năng này rồi.
Windows phones cũng nhanh chóng được lôi vào cuộc. Một người dùng hỏi móc Motorola: "Gì vậy? Windows phone đã có tính năng này 4 năm nay rồi. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao CÁC ÔNG (Motorola) lại ăn trộm nó?".
Và rồi cãi nhau loanh quanh một hồi thì dường như tất cả các hãng công nghệ đều là kẻ trộm không ít thì nhiều. Có khi chính Symbian - hệ điều hành đã bị Nokia khai tử - mới là nơi khởi phát của ý tưởng gốc về "màn hình luôn bật".
Samsung từ chối bình luận về vụ việc một cách lịch sự, trong khi Motorola không trả lời yêu cầu bình luận từ phía báo giới.
T.C